1. Đái Tháo Đường là gì?

Đái Tháo Đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu. Tăng đường máu mạn tính đi kèm với tổn thương lâu dài các cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường đang trở thành một bệnh dịch lớn trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có 190 triệu người mắc ĐTĐ, con số này cuối năm 2010 là 221 triệu và dự kiến sẽ là 330 triệu vào năm 2025 (6% dân số toàn cầu). Khác với các quan niệm cũ cho rằng bệnh thường gặp ở các nước có mức sống cao, tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tại các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) cũng gia tăng nhanh chóng. Cả nước hiện có 2,7% dân số bị ĐTĐ với tỷ lệ gia tăng 8 ÷ 10%/năm. 

Mỗi năm có 3,2 triệu người chết vì các biến chứng của ĐTĐ (nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS và chỉ đứng sau các bệnh tim mạch). Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và để lại nhiều hậu quả như suy thận, mù loà, tàn tật,… gây nhiều tốn kém kinh tế cho gia đình và xã hội.

Theo liên đoàn đái tháo đường thế giới 2017:

  • Cứ 11 người trưởng thành (20-79 tuổi) thì có 1 người bị đái tháo đường
  • Một trong 6 trẻ sinh ra (16,2%) bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ
  • 70% bệnh nhân đái tháo đường không được chẩn đoán. Tại thời điểm phát hiện, bệnh nhân đã có rất nhiều biến chứng mạn tín

2. Những người nào có nguy cơ mắc bệnh Đái Tháo Đường?

+ Tiền sử gia đình có anh chị em ruột và bố mẹ bị đái tháo đường

+ Trong độ tuổi từ 45-65 và ít vận động thể lực

+ Có rối loạn lipid máu

+ Có tăng huyết áp

+ Thừa cân, béo phì, béo bụng

+ Phụ nữ từng bị đái tháo đường trong thời gian mang thai

+ Phụ nữ từng sinh con nặng hơn 4kg

+ Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang

3. Tại sao chúng ta mắc bệnh Đái Tháo Đường?

  • Đường máu tăng cao là do thiếu hụt hormone gây giảm đường trong máu tuyệt đối hoặc tương đối.
  • Chức năng hoạt động của hormone này:

Giúp cho đường trong máu đi vào trong tế bào và chuyển hoá  thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tích trữ đường ở gan, cơ bắp, và các mô mỡ tạo thành nguồn năng lượng dự trữ.

Kích thích sự tổng hợp chất đạm và chất bột từ đường.

Ngăn cản sự tạo đường  mới ở gan.

  • Bên cạnh sự thiếu hụt hormone gây giảm đường trong máu tuyệt đối hoặc tương đối, hormone gây giảm đường máu còn có thể bị giảm hoặc mất tác dụng tại các tổ chức ngoại vi (gan, cơ, mô mỡ) – tình trạng giảm tác dụng của hormone gây giảm đường trong máu (thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2).

https://file.hstatic.net/1000391576/file/insulin_9ed881a9414a4e0bb96bcb7dc7aaeed6_grande.jpg

  • Ngoài ra, lối sống ít vận động, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ ăn không hợp lý, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.

4. Có mấy loại Đái Tháo Đường?

Có 2 loại ĐTĐ thường gặp, trong đó chủ yếu là ĐTĐ typ 2

  • ĐTĐ type 1 (chiếm tỷ lệ gần 10%)
  • ĐTĐ type 2 (chiếm tỷ lệ hơn 90%)

Ngoài ra còn có ĐTĐ thai kỳ (ĐTĐ được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai) và ĐTĐ do các nguyên nhân khác (bất thường về gen, nhiễm khuẩn, do các bệnh lý của tuỵ ngoại tiết – VD: xơ sỏi tuỵ, do các bệnh lý nội tiết khác – VD: to đầu chi,…)

5. Dấu hiệu của đái tháo đường:

Cần kiểm tra đường máu khi có các triệu chứng khát nước, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều hoặc tăng cảm giác ngon miệng nhưng gầy sút cân nhanh bất thường trong thời gian ngắn, giảm thị lực, tê bì tay chân, miệng khô, luôn có cảm giác mệt mỏi, lâu liền sẹo,…. Các triệu chứng trên có thể xuất hiện rầm rộ, từ mức độ trung bình đến nặng.

Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân (chủ yếu là ĐTĐ typ 2) chỉ phát hiện ra đường máu cao khi đi khám vì các biến chứng của bệnh như: đục thể thuỷ tinh, tê bì chân tay, suy thận, nhồi máu cơ tim,…thậm chí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

6. Bệnh ĐTĐ có những biến chứng gì?

ĐTĐ gây ra rất nhiều biến chứng trên các cơ quan: mắt, thận, tim, mạch máu,… Các bệnh nhân cần làm các xét nghiệm định kỳ như: tổng phân tích nước tiểu, điện tâm đồ, khám mắt để chẩn đoán và điều trị sớm các biến chứng.

  • Biến chứng cấp tính:

Hôn mê nhiễm toan ceton.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

Hôn mê hạ đường huyết.

  • Biến chứng mạn tính:

Tổn thương mạch máu nhỏ:

- Tổn thương đáy mắt gây xuất huyết, xuất tiết, bong võng mạc dẫn đến mù loà, đục thuỷ tinh thể,...

- Tổn thương cầu thận gây hội chứng thận hư, suy thận.

- Tổn thương thần kinh ngoại vi gây tê bì, cảm giác kiến bò, giảm hoặc mất cảm giác.

https://file.hstatic.net/1000391576/file/benh-tieu-duong-nang-bi-mo-mat_1699bde176b84ee1b84954b118b16e4e_grande.jpg

Tổn thương mạch máu lớn:

         Gây bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim,tai biến mạch máu não…

Bệnh lý bàn chân ĐTĐ: loét bàn chân, có thể dẫn tới cắt cụt chi.

Các bệnh nhiễm trùng khác:nhiễm trùng da, răng miệng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, lao phổi...

7. Làm thế nào để điều trị bệnh ĐTĐ?

Để hỗ trợ điều trị ĐTĐ, cần phối hợp cả 3 phương pháp: thuốc, luyện tập và chế độ ăn. Kiểm soát đường máu tốt bằng cách tuân thủ điều trị và đi khám định kỳ sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh.


Với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu hệ 9 năm tại đại học Y Hà Nội và có thời gian tu nghiệp tại nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Singapore,… Đây là đội ngũ chuyên gia hàng đầu cả nước về nội tiết và đái tháo đường, chúng tôi tự hào nhiều năm liền là sự lựa chọn tối ưu và là giải pháp cho hàng nghìn bệnh nhân đái tháo đường trên khắp cả nước.

Được điều trị trực tiếp bởi các bác sĩ:

  • PGS. TS. BS. Nguyễn Khoa Diệu Vân
  • TS. BS. Nguyễn Quang Bảy
  • ThS. BS. Đào Đức Phong
  • Ths. BS Trịnh Ngọc Anh
  • Ths. BS Lê Thị Tâm

https://file.hstatic.net/1000391576/file/anh_bs-01_8a35c4852f294c63b00b8671a206e836_grande.jpg

Đội ngũ bác sĩ cộng tác của Phòng Khám Đa Khoa VIP12

Với quy mô phòng khám hơn 1500 m2, cơ sở vật chất hiện đại cùng máy móc xét nghiệm tiên tiến nhất. VIP12 là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân đái tháo đường cả nước có thể đặt trọn niềm tin.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề kể trên thì hãy kiểm soát bệnh tình của mình trước khi quá muộn. Tùy vào tình trạnh và cơ địa người bệnh mà mức độ hồi phục nhanh chậm khác nhau. Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí hoặc để lại thông tin vào mẫu bên dưới để nhận được tư vấn kịp thời và chính xác.


Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIP12

Địa chỉ: tầng 3,4 toà nhà Hoà Phát, số 257 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Hotline: 1800 585829