Trong hình thức đơn giản nhất, hormone đóng vai trò “liên lạc viên” – có nhiệm vụ vận chuyển hóa chất từ tế bào / nhóm tế bào này đến tế bào / nhóm tế bào khác. Các hormone được tiết ra từ các tuyến nội tiết. Chúng có vai trò liên hệ với các phần khác nhau của cơ thể. Ví dụ, tuyến thượng thận tiết chất adrenalin tác động lên một số cơ quan khác nhau như tim, cơ, não, da, v.v… Mặc dù mỗi cơ quan đều tiết ra và tương tác với các hormone (như não, phổi, tim, ruột, da và thận), khoa nội tiết tập trung chủ yếu vào các cơ quan nội tiết, tức là những cơ quan có nhiệm vụ chủ yếu là tiết ra các chất hormone. Những cơ quan này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn và tuyến tụy.

Trong hầu hết các trường hợp, hormone được chuyển đến các cơ quan cần thiết bằng cách được tiết thẳng vào máu thay vì thông qua hệ thống dẫn.

CHỨC NĂNG CỦA CÁC LOẠI HORMONE

Các hormone có những chức năng và kiểu tác dụng khác nhau. Từng hormone có thể tác động lên các cơ quan khác nhau, ngược lại, một cơ quan có thể chịu tác động bởi một hay nhiều loại hormone. Cơ thể người tiết ra hàng ngàn loại hormone khác nhau, bao gồm:

  • Amin, chẳng hạn như epinephirine (còn gọi là adrenaline) và norepinephrine do tuyến thượng thận tiết ra, và dopamine
  • Hormone tuyến giáp như T3 và thyroxine (hay T4)
  • Hormone peptit do tuyến yên tiết ra, như hormone thyrotropin-releasing (TRH), hormone tăng trưởng (GH), hormone tạo hoang the, hormone kích thích nang trứng (FSH)
  • Insulin do tuyến tụy tiết ra
  • Hormone steroid bao gồm estrogen và progesterone do buồng trứng tiết ra, testosterone do tinh hoàn tiết ra, cortisol và aldosterone do tuyến thượng thận tiết ra

CHẨN ĐOÁN

Chuyên khoa Nội tiết chuyên chẩn đoán các triệu chứng, biến dị và điều trị lâu dài các bệnh có nguyên nhân do thiếu hoặc sự tiết quá mức của một hay nhiều loại hormone. Việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về nội tiết sẽ dựa theo các kết quả xét nghiệm trên phương diện rộng so với hầu hết những chuyên khoa khác. Nhiều căn bệnh được phát hiện bằng các xét nghiệm gây “kích thích” hoặc “ức chế”. Để thực hiện các xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được tiêm những hoạt chất gây kích thích (hoặc gây ức chế, tùy từng trường hợp) nhằm kiểm tra chức năng của một cơ quan nội tiết nào đó. Sau đó, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu để đánh giá sự thay đổi của các hormone hoặc những chất chuyển hóa có liên quan. Sự am hiểu về hóa học và sinh hóa y khoa sẽ giúp các bác sĩ nội tiết Bệnh viện FV hiểu rõ về cách vận dụng và những hạn chế của các xét nghiệm.

Chức năng quan trọng thứ hai của chuyên khoa Nội Tiết là phân biệt các loại biến dị và các loại bệnh ở người. Nhờ đó, một số dạng phát triển thể chất và các kết quả xét nghiệm bất thường sẽ được xác định rõ có phải là dấu hiệu của bệnh hay không. Đôi khi bệnh nhân sẽ được yêu cầu được chẩn đoán hình ảnh các cơ quan nội tiết trong quá trình định bệnh.

Bên cạnh việc điều trị bệnh, chuyên khoa Nội Tiết còn đảm nhiệm việc chăm sóc bệnh nhân. Hầu hết các bệnh về nội tiết đều là những căn bệnh mãn tính đòi hỏi phải chăm sóc điều trị lâu dài. Bệnh thường gặp nhất là bệnh tiểu đường. Việc chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường cùng những bệnh mãn tính khác đòi hỏi sự thấu hiểu về tính cách, đời sống hàng ngày và cơ địa của bệnh nhân; đồng thời mối liên hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị.

CÁC BỆNH NỘI TIẾT PHỔ BIẾN

Rối loạn tuyến giáp:

  • Chứng cường tuyến giáp và bệnh Grave-Basedow
  • Giảm năng tuyến giáp (suy giáp)
  • Viêm tuyến giáp
  • Ung thư tuyến giáp

Rối loạn cân bằng glucose:

  • Rối loạn insulin liên quan đến bệnh tiểu đường
  • Hạ đường huyết

Rối loạn tuyến cận giáp:

  • Tăng chức năng tuyến cận giáp
  • Thiểu năng tuyến cận giáp
  • Giả thiểu năng tuyến cận giáp

Bệnh về chuyển hóa xương:

  • Loãng xương
  • Viêm xương biến dạng
  • Bệnh còi xương & chứng nhuyễn xương

Rối loạn tuyến yên:

  • Đái tháo nhạt
  • Thiểu năng tuyến yên
  • U tuyến yên
  • U tuyến yên lành tính
  • U tiết Prolactin
  • Bệnh to đầu chi như mặt, tay, chân; Chứng khổng lồ
  • Bệnh Cushing do u tuyến yên

Rối loạn hormone sinh sản:

Rối loạn phát triển giới tính:

    • Lưỡng tính
    • Chứng vô sinh
    • Các hội chứng vô cảm do androgen

Thiểu năng sinh dục:

  • Chứng thiếu Gonadotropin
  • Hội chứng Kallmann
  • Hội chứng Klinefelter
  • Suy buồng trứng
  • Suy tinh hoàn
  • Hội chứng Turner

Rối loạn tuổi dậy thì:

  • Dậy thì muộn
  • Dậy thì sớm

Rối loạn kinh nguyệt và sinh sản:

  • Vô kinh nguyệt
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Rối loạn tuyến thượng thận:

Suy tuyến thượng thận:

  • Bệnh Addison
  • Loạn sản tuyến thượng thận bẩm sinh
  • Thiểu năng Mineralo-corticoid

Hội chứng Conn
Hội chứng Cushing
U tủy thượng thận
Ung thư vỏ thượng thận

ĐIỀU TRỊ:

Đối với các bệnh liên quan đến tiểu đường:

  • Dùng thuốc, đặc biệt là insulin hoặc biệt dược tùy theo loại bệnh cụ thể
  • Tư vấn cho bệnh nhân những kiến thức có liên quan đến bệnh và những biến chứng phức tạp. Nói chung, bệnh nhân sẽ được tư vấn những việc cần làm để duy trì cuộc sống bình thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, thói quen sinh hoạt mỗi ngày, v.v… và cách tự tiêm insulin.
  • Tùy từng trường hợp, bệnh nhân sẽ được điều trị dựa trên những triệu chứng, thông tin mới nhất về bệnh.

Việc điều trị các bệnh về tuyến giáp tùy thuộc từng loại và giai đoạn bệnh:

  • Y học hạt nhân – giúp chẩn đoán chính xác dạng bệnh và chọn lựa phương pháp điều trị tốt nhất
  • Dùng thuốc
  • Phẫu thuật