Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là thành phần quan trọng của máu, có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Khi phát hiện tác nhân lạ, virus, vi khuẩn… bạch cầu sẽ tiến hàng khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.

Có nhiều loại bạch cầu khác nhau trong cơ thể, bao gồm: Bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu lympho, bạch cầu mono, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa bazơ. Tất cả các tế bào máu (Bao gồm bạch cầu, tiểu cầu) đều có nguồn gốc từ một tế bào gốc chung. Bạch cầu được sinh ra trong tủy xương và bị phá hủy ở lách, các bạch cầu thực hiện chức năng chính của mình tại các mô trong cơ thể. 

Xét nghiệm các chỉ số bạch cầu được thực hiện qua phương pháp lấy máu. Bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm. 

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐẾM CÔNG THỨC BẠCH CẦU 

Người bệnh chủ động thực hiện xét nghiệm công thức bạch cầu hoặc khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng nhằm hỗ trợ thăm dò một số tình trạng: Sốt, hội chứng viêm, đau bụng, khó thở, đau khớp, đau lưng, gầy sút, thiếu máu, xuất huyết…

Xét nghiệm công thức bạch cầu giúp đánh giá trình trạng mất bạch cầu và giúp điều trị các bệnh cần sử dụng kháng sinh trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn máu.

Chỉ số Wbc (White Blood Cell) thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu, gồm 3 trường hợp:

Mức độ bình thường của bạch cầu

  • Trẻ sơ sinh 13000 – 38000/ mm3

  • Trẻ 2 tuần tuổi 5000 – 20000/ mm3

  • Người trưởng thành 4500 – 11000/ mm3

  • Thai phụ vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3 số lượng bạch cầu dao động trong khoảng từ 5800 – 13200/mm3

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG BẠCH CẦU TRUNG TÍNH 

  • Các nhiễm trùng thường gặp do vi khuẩn; nhiễm khuẩn huyết; các ổ nhiễm trùng sâu (viêm xương, viêm xoang, viêm tuyến tiền liệt…) 

  • Người bệnh bị ung thư hoại tử hay bị áp xe hóa 

  • Người bệnh goute cấp 

  • Sản giật

  • Người bệnh bị hoại tử mô (Do phẫu thuật, các bệnh lý nhồi máu cơ tim) 

  • Nguyên nhân do stress, viêm mạch 

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG BẠCH CẦU ƯA AXIT: 

  • Bệnh dị ứng

  • Ung thư phổi, ung thư dạ dày, người bệnh ung thư sau xạ trị

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Đa hồng cầu tiên phát

  • Xơ cứng bì

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

  • Viêm loét dạ dày tá tràng…

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG BẠCH CẦU ƯA BAZƠ: 

  • Viêm xoang mạn tính

  • Bệnh thủy đậu

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

  • Người bệnh sau phẫu thuật cắt lách…

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY GIẢM BẠCH CẦU LYMPHO: 

  • Người bệnh bị suy tim

  • Lao cấp

  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS)

  • Người bệnh ung thư sau xạ trị 

  • Cơn nhược cơ toàn thể 

  • Suy thận 

  • Nguyên nhân do stress

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY GIẢM BẠCH CẦU MONO

  • Phản ứng stress cấp 

  • Nhiễm trùng lan tràn toàn thể