Trong cuộc sống hiện đại, áp lực trong công việc và các mối quan hệ xã hội cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình cao

Rối loạn tiền đình là 1 hội chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, với các biểu hiện thường gặp là chóng mặt, mất thăng bằng, ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như: ù tai, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, vã mồ hôi, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ…Nặng hơn, một số trường hợp có thể bị mất ý thức, ngất xỉu…

 

Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình: 

  • Người mắc các bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…

  • Người thường xuyên căng thẳng, lo âu trong công việc, cuộc sống. 

  • Các bệnh lý u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, u não…có thể để lại nhiều hậu quả hoặc biến chứng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây rối loạn tiền đình. 

Ngoài ra, những người thuộc nhóm đối tượng sau đây cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn:

  • Người cao tuổi với chức năng của các cơ quan bị suy giảm, trong đó có cơ quan tiền đình.

  • Người bị thừa cân, béo phì hoặc quá gầy, ốm yếu.

  • Người lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích thường xuyên.

  • Người bị thiếu máu sau tai nạn, phẫu thuật hoặc chấn thương.

  • Người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài khiến cơ thể bị nhiễm độc.

Các rối loạn tiền đình gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý chung cho mọi người. 

Để dự phòng rối loạn tiền đình, chúng ta có thể thực hiện một số cách đơn giản sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe của mình.

  • Điều tiết, giảm căng thẳng lo lắng trong công việc, cuộc sống

  • Uống đủ nước mỗi ngày, chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc…

  • Đối với những người bị rối loạn tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng đầu cổ. Không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Hạn chế đọc sách báo, sử dụng thiết bị điện tử khi ngồi ô tô, tàu thuyền. Nếu có triệu chứng chóng mặt, cần để mắt nghỉ ngơi.

  • Khi có dấu hiệu của bệnh, nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thăm khám và điều trị bệnh lý Thần Kinh tại Phòng Khám Đa Khoa VIP12 cùng BSCKII Hà Thị Minh Nguyệt vào thứ 2,3,6 hàng tuần. 

Đăng ký khám tại 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟏̲𝟖̲𝟎̲𝟎̲ ̲𝟓̲𝟖̲𝟓̲𝟖̲𝟐̲𝟗̲ - 𝟎̲𝟗̲𝟑̲𝟑̲ ̲𝟖̲𝟗̲𝟖̲ ̲𝟓̲𝟓̲𝟖̲. hoặc nhắn tin trực tiếp Fanpage: Phòng Khám Đa Khoa VIP12 - 257 Giải Phóng