Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể người. Gan đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, do đó, thực hiện xét nghiệm chức năng gan định kỳ là phương pháp giúp chẩn đoán các bệnh lý về gan cũng, đồng thời xác định mức độ tổn thương của gan. Vậy xét nghiệm chức năng gan có ý nghĩa gì và được thực hiện ra sao? Trong bài viết này Phòng Khám Đa Khoa VIP12 sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

xét nghiệm chức năng gan

1. Mục đích của xét nghiệm chức năng gan

Gan là một tạng lớn, đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, khi bị tổn thương sẽ gây rối loạn và làm thay đổi nồng độ của các chất trong máu. Chính vì vậy, việc xét nghiệm chức năng gan có mục đích:

  • Theo dõi sức khỏe của lá gan hay mức độ tổn thương của gan.

  • Chẩn đoán các rối loạn của chức năng gan khi gan bị tổn thương để từ đó tìm ra nguyên nhân giúp bác sĩ đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp.

  • Theo dõi mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị trong việc sử dụng thuốc và kiểm tra tác dụng phụ của thuốc có gây tổn thương cho gan.

  • Phát hiện và kiểm soát các bệnh gan tiềm ẩn gây ra xơ gan, ung thư gan.

2. Xét nghiệm chỉ số men gan

Xét nghiệm chức năng gan thông qua 3 chỉ số AST, ALT, GGT giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá được mức độ tổn thương của gan.

  • Xét nghiệm nồng độ alanine transaminase - ALT:  Là một loại enzyme tham gia vào quá trình bẻ gãy các chuỗi protein, và alanine transaminase được tìm thấy chủ yếu ở gan. Nồng độ cao alanine transaminase trong máu gợi ý rằng có sự tổn thương gan xảy ra.

  • Xét nghiệm nồng độ aspartate transaminase - AST: Là một loại enzyme khác được tìm thấy ở gan, và nếu nồng độ aspartate transaminase trong máu cao cũng là dấu hiệu của bệnh lý hoặc gợi ý thương tổn tại gan.

  • Xét nghiệm nồng độ gamma glutamyl transferase - GGT: Nồng độ gamma glutamyl transferase cao trong máu có thể là biểu hiện của tổn thương gan hoặc ống mật.

3. Khi nào cần xét nghiệm chức năng gan?

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan cần được thực hiện để kiểm tra tình trạng của gan, phát hiện bệnh lý cũng như để xác định mức độ bệnh, theo dõi kết quả điều trị. Các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý bệnh lý về gan thường gặp bao gồm:

  • Nước tiểu sẫm màu.

  • Phân nhạt màu.

  • Cảm giác chán ăn.

  • Bụng chướng.

  • Thay đổi tính tình.

  • Cảm giác ốm yếu, mệt mỏi.

  • Hoàng đản (vàng da, vàng củng mạc mắt).

Tuy nhiên thông thường các bệnh lý về gan ít khi biểu hiện các triệu chứng. Ngoài ra, các xét nghiệm đánh giá chức năng gan cũng được thực hiện đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh lý về gan:

  • Người uống nhiều rượu, người lạm dụng rượu.

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về gan.

  • Thừa cân béo phì, đặc biệt là khi có tình trạng đái tháo đường hoặc tăng huyết áp đi kèm.

  • Đang điều trị bằng các thuốc có thể ảnh hưởng tới gan.

4. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan được thực hiện như thế nào?

Trước khi thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan, người bệnh cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ các loại dược phẩm bản thân đang sử dụng, bao gồm cả các sản phẩm không cần bác sĩ kê đơn. Tất cả các xét nghiệm đánh giá chức năng gan đều thực hiện xét nghiệm máu, và chúng có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ dựa trên tình huống lâm sàng cụ thể.

5. Kết quả xét nghiệm đánh giá chức năng gan mang ý nghĩa như thế nào?

Kết quả xét nghiệm sẽ là bình thường nếu các giá trị của kết quả đều nằm trong giới hạn bình thường. Nếu kết quả xét nghiệm là bất thường, tùy theo khám lâm sàng và tình huống cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một hoặc một số xét nghiệm, kĩ thuật cận lâm sàng để làm rõ những bất thường đang diễn ra. Bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ để người bệnh hiểu về tình trạng của bản thân.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan có vai trò quan trọng, giúp các bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe của gan cho người bệnh, từ đó đưa ra kết quả điều trị tốt nhất.