Xương khớp là một khái niệm chung dùng để chỉ những bệnh liên quan đến hệ xương và các khớp, thông thường bệnh xương khớp thường xảy ra ở người cao tuổi, khi mà tất cả các chức năng cơ thể dần bị thoái hóa và xương khớp cũng không ngoại lệ.

Nguy cơ xương khớp 

Từ tuổi 30 trở về trước cơ thể sẽ sản sinh ra lượng tế bào xương dồi dào nhất và vì thế bộ xương sẽ ít có nguy cơ bị giòn, yếu hay gặp phải những tổn thương. Tuy nhiên, sau độ tuổi 30 mọi thứ sẽ thay đổi, các tế bào xương sẽ dần bị mất đi đồng nghĩa rằng sức khỏe của bộ xương sẽ bị giảm sút. Những người dễ có nguy cơ bị tấn công bởi bệnh xương khớp như tuổi tác cao, giới tính, do gien di truyền, những người nghiện rượu, mắc các bệnh lý liên quan đến ung thư, tiểu đường, thận, khớp, gút, chế độ ăn uống và sinh hoạt nghèo nàn.

Phân loại bệnh xương khớp

1/ Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Thống kê của WHO cho thấy có 0,3  0,5% dân số bị bệnh khớp lý về  khớp thì trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ: 80% trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Ở Pháp: Thoái hóa khớp chiếm 28% số bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam: thoái hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp.

Người ta thường coi thoái hóa khớp là bệnh lý do hậu quả của quá trình tích tuổi và sự chịu lực tác động thường xuyên lên khớp. Thoái hóa  khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn là gánh nặng cho kinh tế gia đình và xã hội. Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể làm bệnh chậm phát triển, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.

 

2/ Thấp khớp

Bệnh thấp khớp là bệnh gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Bệnh này gây đau, sưng và cứng khớp. Nếu một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp, thông thường đầu gối hoặc bàn tay còn lại cũng bị bệnh. Bệnh này thường xảy ra ở nhiều khớp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Những người mắc bệnh này có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi và thỉnh thoảng bị sốt.

Một số người chỉ mắc bệnh này trong vài tháng hoặc một hai năm. Sau đó, bệnh khỏi mà không gây ra tổn hại nào. Ở những người khác, có khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn (bùng phát) và có khi các triệu chứng đỡ hơn (thuyên giảm). Những người khác bị thấp khớp dạng nặng có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc suốt đời. Dạng bệnh này có thể gây ra tổn thương khớp nghiêm trọng.

 

3/ Viêm khớp

Viêm xương khớp là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm sốc vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương (joint space), gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.

 

4/ Loãng xương

Loãng xương là bệnh khá phổ biến hiện nay ở người cao tuổi. Bệnh đã và đang trở thành vấn đề cần được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng nhất là ở người cao tuổi và phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh ngoài triệu chứng đau thì gãy xương luôn là sự đe dọa với bản thân người bệnh và gia đình.

Loãng xương là tiến trình tự nhiên của cơ thể, âm thầm nhưng nguy hiểm trong quá trình lão hóa, đặc trưng bởi sự mất chất xương làm cho xương trở nên dòn và dễ gãy. Thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau tuổi mãn kinh nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, tiểu đường, nghiện rượu, nằm điều trị lâu tại giường, dùng một số thuốc như thuốc corticoide mà bà con hay gọi là đề xa không đúng cách và kéo dài. Loãng xương do các nguyên nhân này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.