Bệnh cường giáp là một tình trạng do tuyến giáp hoạt động quá mức, gây ra sự tăng sản xuất hormone giáp trong cơ thể. Hiện nay, số ca nữ giới mắc bệnh cường giáp được ghi nhận cao hơn 2-5 lần so với nam giới. Do lượng hormone tuyến giáp tác động đến nhiều quá trình trong cơ thể nên chị em phụ nữ mắc căn bệnh này rất lo lắng về sự ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của mình. Vậy bệnh cường giáp có mang thai được không và bệnh cường giáp ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào là những vấn đề sẽ được giải quyết trong bài viết này.

Bệnh cường giáp có mang thai được không?

 Để trả lời cho câu hỏi bệnh nhân cường giáp có mang thai được không, bác sĩ tại VIP12 khẳng định là có thể, nhưng người mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ.  Nếu bệnh nhân  điều trị bệnh cường giáp tích cực, đúng liệu trình và hiệu quả, họ vần có thể mang thai và sinh con như bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé và sức khỏe cho mẹ, phụ nữ mắc bệnh nên điều trị rối loạn cường giáp ổn định trước khi có thai.

Thông thường, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh cường giáp cần được ưu tiên điều trị ổn định lượng hormone trước khi mang thai. Việc này giúp cho các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra một cách tương đối ổn định, tránh tác động xấu đến thai nhi, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé và sức khỏe cho mẹ.

Bệnh nhân cường giáp khi mang thai cần tuân thủ những bước đánh giá sau:

  • Kiểm tra và điều chỉnh hormone:  bệnh nhân nên kiểm tra và đảm bảo rằng mức độ hormone giáp trong cơ thể được điều chỉnh đúng mức bằng cách sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Điều này giúp hạ mức độ hormone giáp tới mức bình thường trước khi mang thai
  •  Khi bệnh nhân mang thai, việc duy trì mức độ hormone giáp ở mức bình thường là cực kỳ quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Người bệnh cần làm việc chặt chẽ với bác sĩ để điều chỉnh liều dùng thuốc một cách hợp lý và đảm bảo mức độ hormone giáp không tăng lên quá nhiều.
  • Kiểm tra thường xuyên: bệnh nhân  cường giáp khi mang thai cần thường xuyên kiểm tra hormone giáp để theo dõi sự phát triển của thai nhi và điều chỉnh liều thuốc khi cần thiết. Bệnh nhân cần được thăm khám và theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa phụ sản.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Ngoài việc điều chỉnh hormone, bệnh nhân  cường giáp cũng cần chú ý đến sự phát triển của bản thân và thai nhi. Theo dõi các chỉ số sức khỏe như cân nặng, huyết áp, nhịp tim, và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang bầu.
  • Hỗ trợ tâm lý: Bệnh cường giáp có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh. Do đó, hỗ trợ tâm lý và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các nhóm hỗ trợ là rất quan trọng trong quá trình mang thai.

Bệnh cường giáp và những biến chứng thai kỳ nếu không được kiểm soát ổn định?

Tuyến giáp là cơ quan nội tiêt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản nói riêng. Bởi hormone do tuyến giáp sản xuất đều tham gia vào nhiều quá trình khi mang thai và nuôi con. Thực tế, bệnh cường giáp ở phụ nữ làm tăng nguy cơ kinh nguyệt không đều, dẫn đến khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn,…

Nếu quyết định mang thai khi đang điều trị cường giáp chưa ổn định, bệnh nhân sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ như: sảy thai, sinh non, thai chết lưu,… Đặc biệt bệnh nhân có thể gặp những cơn nhiễm độc giáp kịch phát đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi  nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc điều trị bệnh cường giáp và theo dõi sát sao là rất quan trọng. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên gia để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Những lưu ý khi điều trị cường giáp cho phụ nữ mang thai ?

Bệnh cường giáp không khó chữa, nhưng cần được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, đặc biệt với trường hợp phụ nữ mắc bệnh trong lúc đang mang thai. Do đó, mẹ bầu hoặc những người chuẩn bị mang thai khi đang mắc bệnh cường giáp cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Nên ưu tiên ổn định bệnh cường giáp trước khi mang thai vì thai phụ cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc và can thiệp điều trị.
  • Không tự ý bỏ thai nhi khi phát hiện mắc bệnh. Mẹ bầu vẫn có thể nuôi dưỡng em bé phát triển và đảm bảo sức khỏe nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng liều lượng.
  • Sử dụng đúng loại thuốc ở từng giai đoạn thai kỳ và sử dụng với liều lượng thấp theo chỉ định của bác sĩ. Đây là lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Tuyệt đối nghe theo chỉ định điều trị của bác sĩ, sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng giờ giấc để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bổ sung đúng và đủ chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm làm tăng lượng hormone tuyến giáp, dẫn đến bệnh trở nặng, khó kiểm soát.
  • Không tự ý bỏ thai hoặc nghe theo những cách thức chữa bệnh truyền miệng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào hướng dẫn, chỉ định điều trị của bác sĩ.

Để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Nội tiết. Liên hệ đặt lịch khám tại Phòng khám VIP12 qua Hotline 1800 585829/ 0933 898 558