Sau mổ tuyến giáp, một vết thương dài từ 7cm – 10cm sẽ nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên, tương tự những phẫu thuật khác, mổ tuyến giáp cũng có một số biến chứng như: nhiễm trùng, chảy máu, vết thương tiết dịch,… Do đó, chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp đóng vai trò quan trọng, không chỉ giúp người bệnh nhanh hồi phục mà còn hạn chế biến chứng xảy ra. Vậy, những phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp nào mà có thể bạn chưa biết?

MỔ TUYẾN GIÁP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tất cả các phẫu thuật đều có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng, phương pháp mổ tuyến giáp cũng không ngoại lệ. Tuy không gây nguy hiểm nhưng sau mổ, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng khó thở, thay đổi giọng nói, hạ canxi máu… Song, những biến chứng này có thể kiểm soát được.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ TUYẾN GIÁP

Sau khi mổ tuyến giáp, việc chăm sóc bệnh nhân rất quan trọng để đảm bảo phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng. Dưới đây là một số hướng chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp:

Chăm sóc vết thương

Vết mổ thường dài 7cm thường sẽ lành lại sau vài tuần. Chăm sóc đúng cách không chỉ giúp vết thương mau hồi phục mà còn hạn chế hình thành sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.

  • Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương sau mổ tuyến giáp:
  • Vệ sinh tay thật sạch trước khi chạm vào vết mổ.
  • Nhẹ nhàng làm sạch khu vực này bằng nước muối sinh lý hoặc povidine pha loãng.
  • Tránh  làm trầy xước hoặc chà xát mạnh vào vết mổ.
  • Không bôi bất kỳ loại thuốc mỡ nào nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Luôn giữ cho vết mổ khô ráo.
  • Theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng. Đến gặp bác sĩ nếu vết thương có những dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như tiết dịch, chảy máu,…

Vận động

Người bệnh có thể vận động, tập thể dục thể thao bình thường khoảng 4 – 5 ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cần hạn chế mang vác vật nặng, tránh hoạt động gắng sức.

Chế độ ăn kiêng

Với hầu hết người bệnh, chế độ ăn kiêng sau mổ tuyến giáp là không cần thiết. Tuy nhiên, thời gian đầu nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt. Ăn chậm, uống nhiều nước trong – sau bữa ăn để làm mềm thức ăn và ngăn tắc nghẽn. Ngoài ra, cần tránh những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ.

Bổ sung hormone tuyến giáp

Sau mổ, bệnh nhân sẽ được kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp và chỉ định các thuốc hormon giáp tùy tình trạng bệnh cụ thể. Lưu ý, không dùng những loại thuốc này cùng lúc với thuốc chống axit. Ngoài ra, bệnh nhân cần dùng thuốc trị tuyến giáp theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt. Một điều cần lưu ý là bệnh nhân sau mổ cắt tuyến giáp cần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ suốt đời.

Bổ sung canxi cùng với Vitamin D

Bệnh nhân được kê một số loại thuốc để bổ sung canxi và vitamin D như: canxi cacbonat với calcitriol, canxi citrate với calcitriol, caltrate+D,… Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.