Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ tham gia vào quá trình chuyển hóa và phát triển của cơ thể. Người mắc bệnh  cường giáp sẽ bị tác động  không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc điều trị thuốc cường giáp theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh cường giáp. Không ít người là “fan" của trái dừa đã có chung một thắc mắc: cường giáp có nên uống nước dừa không và các món ăn có lợi cho người bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về bệnh cường giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm, nằm ở trước cổ. Tuyến giáp có chức năng sản xuất các hormone có tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất, chuyển hóa của cơ thể.

Cường giáp là tình trạng khi tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất hormone giáp nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể.  Người bệnh cường giáp có thể gặp phải các triệu chứng như sút cân, bướu cổ, lồi mắt, run tay chân, các vấn đề về tim mạch như hồi hộp, trống ngực, nhịp tim nhanh, khó thở khi gắng sức...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp đó là:

Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến với hơn 90 % các trường hợp cường giáp, nhất là ở lứa tuổi trên 40. : đây là một  bệnh lý tự miễn dẫn đến  tăng tiết hormone tuyến giáp được kích hoạt bởi sự gắn tự  kháng thể kháng thụ thể TSH lên thụ thể TSH trên màng tế bào tuyến giáp. Các nguyên nhân khác của cường giáp như: bướu đa nhân độc, bướu nhân độc,  viêm tuyến giáp, tăng tiêu thụ i-ốt, sử dụng quá nhiều  hormone tuyến giáp...

Thực phẩm tốt cho người mắc cường giáp 

Một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng sẽ mang lại lợi ích và giúp cho bệnh nhân bị bệnh cường giáp ổn định sức khỏe. Những thực phẩm tốt cho người bệnh cường giáp bao gồm:

  • Thực phẩm giàu đạm: đậu phụ, đậu lăng, thịt gà, thịt heo chứa nhiều protein giúp bệnh nhân cường giáp vừa duy trì cân nặng, vừa an toàn cho sức khỏe.
  • Thực phẩm giàu vitamin D và calci là những thực phẩm mà bệnh nhân cường giáp nên sử dụng do cường giáp khiến hệ xương khớp yếu và giòn. Người bệnh nên bổ sung vitamin D và canxi  trong  chế độ ăn hàng ngày để tăng cường nâng cao sức khỏe xương khớp. Những thực phẩm giàu canxi  cần phải kể đến đó là: sữa chua, sữa ít béo, phô mai,  cải xoăn, rau chân vịt, đậu bắp, sữa hạnh nhân, ngũ cốc giàu canxi.  Vitamin D có trong: nấm, cá béo, ngũ cốc tăng cường vitamin D, nước cam,...
  • Thực phẩm giàu acid béo Omega 3: Trứng gà, cá hồi, gan cá, dầu oliu, hạt óc chó.
  • Thực phẩm giàu kẽm: thịt nạc, hạt bí ngô, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, chuối.
  • Trái cây mọng nước giàu chất oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: dâu tây, cam, quýt, chanh bưởi, kiwi, việt quất, mâm xôi, táo, đu đủ.....
  • Nước dừa: Bị  bệnh cường giáp có nên uống nước dừa? Câu trả lời tất nhiên là có vì loại nước này không những làm dịu đi cơn khát mà còn chứa rất nhiều vitamin cũng như khoáng chất cần thiết, nhất là phốt pho và kali có lợi cho bệnh cường giáp.

Những thực phẩm cần hạn chế khi mắc cường giáp?

  • Những thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao như: muối i-ốt, rong biển, hải sản. Do i-ốt là nguyên liệu để tuyến giáp tổng hợp hormone.
  • Thịt đỏ do hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao.
  • Sữa tươi nguyên kem. Đồ uống có cồn như rượu, bia.. . Gia vị cay, nóng  như ớt, gừng và các đố uống có chất kích thích như cà phê, nước có ga.

Như vậy, bệnh nhân cường giáp có nên uống nước dừa không thì đáp án là có, rất nên uống vì nước dừa đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng rất có lợi cho cơ thể. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên chú ý tới việc bổ sung thêm các nhóm thực phẩm giúp đẩy lùi bệnh cường giáp và các món ăn cần hạn chế hoặc tránh sử dụng trong thực đơn hàng ngày của mình.