Axit Uric là một chất có nguồn gốc từ quá trình dị hóa các bazơ purin của các axit nucleic; là một trong các chỉ số xét nghiệm quan trọng hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý như: Suy thận, suy giáp, gout, nhiễm toan lactic, suy tim ứ huyết…

CÁCH LẤY BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM AXIT URIC 

  • Máu: Xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương. Thường yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn 4-8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm, tùy theo kỹ thuật xét nghiệm được sử dụng 

  • Nước tiểu: Thu bệnh phẩm nước tiểu 24 giờ

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG NỒNG ĐỘ AXIT URIC TRONG MÁU 

1. Tăng sản xuất axit uric

  • Tăng axit uric máu tiên phát (30% bệnh nhân gout thuộc loại vô căn) 

  • Phá hủy tổ chức (VD: bệnh nhân sau hóa trị liệu, xạ trị) 

  • Gia tăng chuyển hóa tế bào (VD: Bệnh lơ xê mi cấp, u lympho) 

  • Thiếu máu do tan máu (VD: Sốt rét, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu G6PD) 

  • Thức ăn chứa nhiều purin 

  • Béo phì 

  • Nhịn đói kéo dài

2. Giảm đào thải axit uric qua thận  

  • Suy thận 

  • Nghiện rượu cấp 

  • Dùng thuốc lợi tiểu 

  • Tổn thương các ống thận xa 

  • Nhiễm toan lactic 

  • Suy tim ứ huyết 

  • Các thuốc gây giảm thải axit uric qua nước tiểu như: Aspirin (liều thấp), thuốc lợi tiểu, Probenecid (liều thấp)...

3. Các nguyên nhân khác

  • Tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng cấp 

  • Nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật 

  • Suy cận giáp trạng 

  • Suy giáp 

  • Ngộ độc chì 

  • Chấn thương

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY GIẢM NỒNG ĐỘ AXIT URIC TRONG MÁU 

  1. Hòa loãng máu 

  2. Tổn thương các ống thận gần (VD: do tình trạng khiếm khuyết tái hấp thu) 

  3. Hội chứng Fanconi 

  4. Các thuốc gây tăng thải axit uric qua nước tiểu: Benzbromaron, Cortison, Allopurinol…; các thuốc gây độc cho tế bào trong điều trị bệnh ung thư; thuốc cản quang…

  5. Bệnh Wilson

  6. Thiếu enzyme xanthin oxydase

  7. Bệnh Hodgkin 

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG CỦA AXIT URIC 

1. Nồng độ axit uric trong máu 

  • Nam giới: 3,6 - 8,5 mg/dL hay 214 - 506 umol/L 

  • Nữ giới” 2,3 - 6,6 mg/dL hay 137 - 393 umol/L 

2. Nồng độ axit uric trong nước tiểu: 250 - 1000mg/24h hay 1,5 - 5,9 mmol/24h

3. Nồng độ axit uric trong dịch khớp: 2 - 6 mg/dL hay 0,1 - 0,3 mmol/L

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG AXIT URIC 

  • Đây là xét nghiệm không thể thiếu nhằm xác định các vấn đề sức khỏe như: Cơn đau quặn thận, thận ứ nước, suy thận không xác định được nguồn gốc, viêm khớp, đau khớp…

  • Định lượng axit uric hỗ trợ theo dõi các bệnh lý: Các vấn đề liên quan đến suy thận, bệnh máu, thiếu máu do tan mái (VD: sốt rét, bệnh hồng cầu hình liềm…); bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị; bệnh nhân nghiện rượu…

  • Xét nghiệm còn có tính hữu ích trong theo dõi mức độ nặng và tiên lượng các bệnh nhân nhiễm độc thai nghén nặng với nguy cơ sản giật và tiền sản giật