HbA1c là một trong những chỉ số rất quan trọng đối với bệnh nhân Đái tháo đường. Bởi chỉ số HbA1c là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán, quản lý bệnh, có kế hoạch điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng. Đây là xét nghiệm được tiến hành với mục đích đo lường lượng đường glucose (có liên kết với hem) trong máu. Xung quanh hemoglobin sẽ hình thành một lớp đường bảo vệ khi glucose tác dụng với hemoglobin. 

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và đúng được tầm quan trọng của HbA1c và các chỉ số quan trọng khác trong bệnh Đái tháo đường. 

Đối với người bệnh Đái tháo đường (tiểu đường), chỉ số HbA1c rất quan trọng vì khi con số này càng cao, nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến bệnh càng lớn.

GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CHỈ SỐ HbA1c: 

  • < 5.7%: Mức glucose huyết bình thường

  • 5.7% – 6.4%: Tiền đái tháo đường

  • > = 6.5%: Đái tháo đường

Khi cơ thể tiêu thụ đường, glucose trong máu sẽ gắn vào hemoglobin. Lượng glucose kết hợp với protein này tỷ lệ thuận với tổng lượng đường có trong cơ thể tại thời điểm đó. Các tế bào hồng cầu trong cơ thể con người tồn tại từ 8 – 12 tuần trước khi đổi mới.

Do đó, việc đo HbA1c giúp phản ánh mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian dài (thước đo hữu ích cho việc kiểm soát đường huyết)

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÊN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM HbA1c

  • Người bệnh nghi ngờ mắc tiểu đường type 2 và giai đoạn tiền đái tháo đường

  • Phụ nữ mang thai có nhu cầu đánh giá nguy cơ đái tháo đường thai kỳ 

  • Người bệnh xuất hiện các triệu chứng thể hiện dấu hiệu cho thấy nồng độ glucose trong máu bị tăng như: uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, liên tục, mệt mỏi, sụt cân,...

  • Người bệnh có người thân trong gia đình tiền sử bị mắc đái tháo đường 

  • Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch, ít vận động

  • Thường xuyên cảm thấy đói, ngay cả khi mới ăn xong có thể do thiếu insulin dẫn đến cơ thể không hấp thu năng lượng.

  • Người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa, người bệnh có chỉ số BMI >= 23.